top of page
Ảnh của tác giảGlobevisa Vietnam

Visa Schengen: Tự do đi lại tại châu Âu mà không cần xin Visa

Đã cập nhật: 9 thg 4

Cập nhật: 09/04/2024

Ngày nay việc du lịch châu Âu gần như không còn khó khăn bởi cá nhân chỉ cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và tài chính là có thể dễ dàng nhập cảnh tại sân bay ngoại. Và Schengen là vùng cũng không ngoại lệ. Chỉ cần bạn sở hữu visa của 1 trong số nước của vùng Schengen, thì bạn đã có quyền tự do đi lại tại hầu hết các nước châu Âu. Hãy cùng Globevisa Việt Nam tìm hiểu sâu hơn với bài viết dưới đây nhé!

Hiệp định Schengen được ký ngày 14/6/1985 ban đầu gồm 5 nước châu Âu
Hiệp định Schengen được ký ngày 14/6/1985 ban đầu gồm 5 nước châu Âu

Lịch sử hiệp định Schengen


Khái niệm di chuyển tự do giữa các quốc gia châu Âu đã có từ rất lâu, có thể được tìm thấy từ thời trung cổ. Trong khi đó, trong thời hiện đại, ý tưởng này đã được thảo luận kể từ khi châu Âu bị thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ 2.


Tuy nhiên, những hành động cụ thể về vấn đề này chỉ diễn ra trong những năm 1980, khi châu Âu mắc kẹt trong cuộc tranh luận muôn thuở của hai phe đối lập: Một bên ủng hộ ý tưởng châu Âu tự do không có sự kiểm soát biên giới nội bộ giữa các quốc gia, và bên kia hoàn toàn chống lại.


Pháp và Đức là hai quốc gia tiên phong thực hiện bước đầu tiên liên quan đến khái niệm đi lại tự do. Hai quốc gia này vào ngày 17/6/1984 đã đưa ra chủ đề nêu trên trong khuôn khổ Hội đồng châu Âu tại Fontainebleau, chấp thuận xác định các điều kiện cần thiết cho việc di chuyển tự do của công dân.


Hiệp định Schengen - điểm cuối cùng của hành trình này, bao gồm việc dần dần bãi bỏ biên giới nội bộ giữa các quốc gia và mở rộng kiểm soát biên giới bên ngoài - được ký vào ngày 14.6.1985. Năm quốc gia châu Âu gồm Pháp, Đức, Bỉ, Luxembourg và Hà Lan ký hiệp định này ở Schengen - một ngôi làng nhỏ ở phía nam Luxembourg trên sông Moselle.

Đại diện Pháp, Đức, Bỉ, Luxembourg và Hà Lan ký hiệp định Schengen vào ngày 14.6.1985. Ảnh: Schengenvisainfo
Đại diện Pháp, Đức, Bỉ, Luxembourg và Hà Lan ký hiệp định Schengen vào ngày 14.6.1985. Ảnh: Schengenvisainfo

5 năm sau, vào ngày 19/6/1990, một công ước đã được ký kết để thực hiện cụ thể hiệp định Schengen. Công ước này đề cập đến các vấn đề về bãi bỏ kiểm soát biên giới nội bộ, xác định thủ tục cấp thị thực thống nhất, vận hành cơ sở dữ liệu duy nhất cho tất cả các thành viên được gọi là SIS - Hệ thống thông tin Schengen.


Bằng cách này, khái niệm khối Schengen liên tục được mở rộng:

  • Ngày 27/11/1990 kết nạp thêm Italy

  • Ngày 25/6/1991 kết nạp Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha

  • Ngày 6/11/1992 Hy Lạp gia nhập.

Việc thực thi khối Schengen cuối cùng đã bắt đầu vào ngày 26/3/1995, nơi 7 quốc gia thành viên Schengen gồm Pháp, Đức, Bỉ, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha quyết định bãi bỏ kiểm tra biên giới nội bộ.


Kể từ đó, khối Schengen đã phát triển và mở rộng nhanh chóng, kết nạp thêm Áo, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy và Thụy Điển vào các năm 1995 và 1996. Đến năm 1997, Italy và Áo bãi bỏ các biện pháp kiểm soát biên giới nội bộ.


Một tiến bộ lớn khác là vào tháng 5.1999, hiệp ước Amsterdam đã đưa hiệp định Schengen vào khuôn khổ pháp lý của Liên minh châu Âu, vì trước đây các hiệp định Schengen và các quy tắc do thỏa thuận đặt ra không phải là một phần của Liên minh châu Âu và hoạt động độc lập.


Khối Schengen tiếp tục hành trình mở rộng, từ năm 2000 đến năm 2004 kết nạp thêm 15 thành viên mới là Hy Lạp, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Iceland, Na Uy, Cộng hòa Czech, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Malta, Ba Lan, Slovakia, Slovenia và Thụy Sĩ.


Vào tháng 02/2008, Liechtenstein là quốc gia thứ 26 ký hiệp định Schengen và trở thành một phần của khối Schengen.

Croatia chính thức gia nhập Khối Schengen và Euro zone từ ngày 01/01/2023
Croatia chính thức gia nhập Khối Schengen và Euro zone từ ngày 01/01/2023

Năm 2023, Croatia trở thành thành viên mới nhất (thành viên thứ 27) tham gia hiệp định Schengen. Do những lo ngại trước đây về người nhập cư bất hợp pháp đi qua Croatia, một số quốc gia thành viên bày tỏ nghi ngờ về việc cho phép nước này tham gia hiệp định. Nhưng cuối cùng, ngày 01/01/2023, sau vài năm cân nhắc, Croatia đã chính thức gia nhập khối Schengen.


Ngày 31/3/2024, Romania và Bulgaria chính thức gia nhập một phần khối Schengen của Liên minh châu Âu (EU), hai nước dỡ bỏ kiểm soát biên giới bằng đường không và đường biển.


Theo Hãng tin AFP, việc Romania và Bulgaria gia nhập khối Schengen ngày 31/3/2024 mở đường cho việc đi lại tự do bằng đường hàng không và đường biển giữa hai nước này và EU mà không cần kiểm tra biên giới.

Lợi ích của Schengen


Hiện tại khối Schengen bao gồm 29 quốc gia Châu Âu, trải dài trên diện tích hơn 4,6 triệu km2, tổng dân số hơn 450 triệu người, GDP khoảng 15 nghìn tỉ USD. Nói cách khác, khối Schengen có thể được so sánh với một quốc gia rộng lớn dựa trên các quy tắc chung như: Tự do đi lại; không có biên giới nội bộ giữa các quốc gia; tăng cường hệ thống tư pháp chung và hợp tác cảnh sát.


Bất kỳ ai sống tại một trong 29 quốc gia này đều dễ dàng đi lại qua các quốc gia khác mà không cần kiểm tra hoặc kiểm soát tại biên giới. Họ không cần phải tốn thời gian chờ đợi tại các điểm kiểm soát và hạn chế trên khắp châu Âu mà chỉ đơn giản là đi lại một cách tự do.

Tự do đi lại 29 nước châu Âu thuộc khối Schengen mà không cần xin visa
Tự do đi lại 29 nước châu Âu thuộc khối Schengen mà không cần xin visa

Công dân ngoài khối Schengen nếu có visa Schengen có thể vào bất kỳ quốc gia Schengen nào.


Khối Schengen gồm 29 quốc gia châu Âu: Áo, Croatia, Cộng hòa Czech, Estonia, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Phần Lan, Pháp, Lithuania, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Luxembourg, Tây Ban Nha, Hungary, Malta, Slovakia, Italy, Hà Lan, Slovenia, Latvia, Ba Lan, Thụy Điển, Iceland, Liechtenstein, Na Uy, Thụy Sỹ, Bulgaria và Romania (Ngày 31/3/2024, Romania và Bulgaria chính thức gia nhập một phần khối Schengen của Liên minh châu Âu (EU), hai nước dỡ bỏ kiểm soát biên giới bằng đường không và đường biển).


Trên đây là thông tin tổng quan về Schengen lòng liên hệ với Globevisa Việt Nam để được tư vấn 1-1 chi tiết và chuyên sâu về chương trình sở hữu Visa Schengen thông qua chương trình Golden Visa Bồ Đào NhaGolden Visa Hy Lạp.


81 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page