Malta và Đảo Síp (Cyprus) đều là quốc đảo thuộc khu vực Địa Trung Hải có khí hậu ôn hòa với nhiều ngày nắng trong năm. Cả hai quốc gia này hiện đều đang có chương trình đầu tư định cư nhận được thường trú nhân vĩnh viễn với các yêu cầu khá đơn giản dành cho đương đơn và gia đình của mình.
Xem thêm: Có nên định cư Bồ Đào Nha?
Vị trí địa lý Malta và Síp
Malta
Malta có tên chính thức là Cộng hòa Malta là đảo quốc thuộc khu vực Nam Âu nằm giữa Địa Trung Hải nằm về phía Nam Italia. Quốc gia này chỉ có diện tích 316 km2, với dân số khoảng 535.000 người (2023) khiến nó trở thành một trong những quốc gia nhỏ nhất, vào loại có mật độ dân cư dày nhất. Thủ đô của Malta là Valletta với diện tích 0.8 km2 là thủ đô nhỏ nhất trong Liên minh châu Âu.
Tiếng Malta là ngôn ngữ quốc gia của Malta và cũng là ngôn ngữ chính thức của quốc gia này. Bên cạnh đó tiếng Anh là loại ngôn ngữ chính thức thứ hai của Malta với 76% dân số có thể nói tiếng Anh, 36% dân số nói tiếng Ý và 10% nói tiếng Pháp.
Đảo Síp
Đảo Síp hay Cyprus cũng là một quốc đảo với tên gọi chính thức là nước Cộng Hoà Síp. Đảo Síp nằm tại phần phía đông của biển Địa Trung Hải, đây là đảo có diện tích và dân số lớn thứ 3 trong biển này. Síp nằm về phía Nam của Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là một đất nước có nền kinh tế tiên tiến với thu nhập cao ở Châu Âu. Theo ước tính vào năm 2023, dân số trên đảo Síp khoảng 1.26 triệu người.
Nicosia là thủ đô và nơi đặt trụ sở chính phủ Cộng hòa Síp. Đây là một điểm dân cư có người sống liên tục trong hơn 4.500 năm và đã là trung tâm đảo Síp từ thế kỷ 10. Ngoài vai trò hành chính và lập pháp, Nicosia còn là trung tâm tài chính và thương mại quốc tế trên đảo.
Tiếng Hy Lạp hiện đại và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là hai ngôn ngữ chính thức được sử dụng phổ biến tại Síp. Những ngôn ngữ này được các cơ quan ban ngành như chính phủ, cơ quan hành chính, tòa án, truyền thông và các viện giáo dục của Síp sử dụng rộng rãi. Bên cạnh đó tiếng Anh cũng là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến khi có hơn 73% người Síp nói được loại ngôn ngữ này.
Xem thêm: 10 điểm đến ở châu Âu hè 2023
Chương trình đầu tư định cư Malta và Síp
Malta
Để có thường trú tại Malta, có hai phương thức đầu tư: mua hoặc thuê bất động sản, với các yêu cầu như sau:
Mua hoặc thuê bất động sản
Mua bất động sản với giá tối thiểu 300.000 Euro hoặc thuê bất động sản với mức giá từ 10.000 Euro/năm cho khu vực phía Nam Malta.
Mua bất động sản với giá tối thiểu 350.000 Euro hoặc thuê bất động sản với mức giá từ 12.000 Euro/năm cho khu vực khác trên đảo Malta.
Quyên góp cho chính phủ Malta
Đương đơn phải quyên góp số tiền không hoàn lại là 70.000 Euro khi mua bất động sản tại Malta.
Và quyên góp số tiền không hoàn lại là 100.000 Euro nếu thuê bất động sản. Cha mẹ hoặc ông bà (nếu đi cùng) cũng phải đóng thêm 7.500 Euro/người.
Để sở hữu thẻ thường trú tại Malta, nhà đầu tư phải cùng lúc thỏa 2 điều kiện cơ bản là Mua/Thuê bất động sản và Quyên góp cho Chính phủ Malta. Ví dụ:
Mua một bất động sản với giá trị tối thiểu 300.000 Euro ở Nam Malta hoặc 350.000 Euro ở vùng còn lại của Malta cộng với quyên góp không hoàn lại số tiền 70.000 Euro
Thuê một bất động sản với giá tối thiểu 10.000 Euro ở Nam Malta hoặc 12.000 Euro ở vùng còn lại của Malta cộng với quyên góp không hoàn lại số tiền 100.000 Euro.
Đảo Síp
Để trở thành thường trú nhân, đương đơn sẽ đầu tư sở hữu bất động sản nhà ở mới hoặc thương mại ở đảo Síp với vốn tối thiểu 300.000 Euro. Thời gian xét duyệt hồ sơ của đảo Síp vô cùng nhanh chóng. Nhà đầu tư chỉ mất khoảng 2 tháng để có thể nhận được thẻ thường trú nhân vĩnh viễn.
Điều kiện đầu tư
Điều kiện đầu tư định cư Malta
Từ 18 tuổi trở lên.
Thỏa mãn các điều kiện về lý lịch an ninh và sức khỏe.
Có tổng tài sản ít nhất 500,000 EUR
Không có yêu cầu nhà đầu tư phải cư trú tại Malta để duy trì thường trú nhân.
Cả gia đình 4 thế hệ của nhà đầu tư đều được tự do sinh sống, học tập và làm việc tại Malta.
Không có các yêu cầu bằng cấp, kinh nghiệm, tiếng Anh, chứng minh tài chính.
Điều kiện đầu tư định cư đảo Síp
Từ 18 tuổi trở lên.
Nhà đầu tư và vợ/chồng cần thỏa mãn các điều kiện về lý lịch an ninh và sức khỏe.
Nhà đầu tư không được phép làm việc trên đảo Síp, trừ trường hợp là người làm Giám đốc cho công ty đã chọn góp vốn để lấy thẻ thường trú.
Chỉ cần nhập cảnh vào đảo Síp 2 năm 1 lần và không có các điều kiện về thời gian lưu trú tối thiểu.
Định cư 3 thế hệ bao gồm vợ/chồng, cha mẹ hai bên và con cái có độ tuổi dưới 25.
Không giới hạn về độ tuổi, đương đơn không cần phỏng vấn, không yêu cầu về học vấn hay các kinh nghiệm quản lý.
Nhìn chung, mặc dù cả hai chương trình định cư Malta và định cư Đảo Síp đều có yêu cầu khá đơn giản, không yêu cầu tuổi tác, trình độ học vấn hay ngôn ngữ, giúp việc đầu tư trở nên khá dễ tiếp cận. Tuy nhiên, Síp có giới hạn tuổi tối đa cho người phụ thuộc, trong khi Malta không có.
Để biết thêm các thông tin chi tiết về chương trình Golden Visa Châu Âu cũng như các chương trình thường trú nhân vui lòng liên hệ Globevisa Việt Nam để được tư vấn 1-1 chi tiết và tận tình nhé!
Hotline tư vấn: 0936 484 686
Website: Globevisa Việt Nam
Instagram: https://www.instagram.com/globevisa_vietnam/