top of page

Luật "sinh ra ở Mỹ mang quốc tịch Mỹ" là gì?

Luật "sinh ra ở Mỹ mang quốc tịch Mỹ" là gì? mà cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng nếu ông đắc cử tổng thống năm 2024, ông sẽ tìm cách chấm dứt việc “cấp quyền công dân tự động” cho trẻ em sinh ra ở Mỹ đối với những người nhập cư trái phép. Ông Trump nói ngay trong ngày đầu nhậm chức, ông sẽ ban hành một sắc lệnh hành pháp chấm dứt quy định những người sinh ra ở Mỹ sẽ tự động cấp quốc tịch Mỹ.

Thủ đô Washington DC
Thủ đô Washington DC

Theo chiến dịch tranh cử của ông Trump, sắc lệnh hành pháp trên sẽ yêu cầu ít nhất một phụ huynh phải là công dân hay thường trú nhân Mỹ hợp pháp nếu muốn con mình tự động có quốc tịch Mỹ sau khi sinh ra tại đây.


Ông Trump nói rằng sắc lệnh này sẽ đảm bảo con cái của những người nhập cư bất hợp pháp không còn tự động được nhận quốc tịch Mỹ. Theo cựu tổng thống, quy định tự động cấp quyền công dân Mỹ theo nơi sinh đã khuyến khích nhiều người nhập cư bất hợp pháp vào nước này.


Theo cựu tổng thống, quy định tự động cấp quyền công dân Mỹ theo nơi sinh là "lố bịch", khi nó khuyến khích nhiều nhập cư bất hợp pháp vượt biên vào nước này để sinh con. Đây cũng không phải là lần đầu tiên ông Trump tìm cách xóa bỏ một quy định đã có từ lâu liên quan đến quyền nhập tịch Mỹ.


Ông Trump từng đề xuất chấm dứt quy định "quyền công dân theo nơi sinh" trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2015. Sau khi đắc cử năm 2016, tổng thống Trump tiếp tục nêu lại ý tưởng trên trong một cuộc phỏng vấn truyền hình vào tháng 11/2018, ngụ ý rằng sẽ chấm dứt quy định bằng một sắc lệnh hành pháp.

Hộ chiếu Mỹ
Hộ chiếu Mỹ

Phản ứng với tuyên bố từ tổng thống, chủ tịch Hạ viện Mỹ lúc bấy giờ Paul Ryan khẳng định đó là hành động "không thể được thực hiện bằng sắc lệnh hành pháp". Ông Trump rốt cuộc đã không hiện thực hóa được tuyên bố này trong hai năm nhiệm kỳ còn lại.


Thực tế, quyền công dân theo nơi sinh được quy định trong Tu chính án thứ 14 của hiến pháp Mỹ, được phê chuẩn vào năm 1868. Theo đó, tất cả những người "sinh ra tại Mỹ hoặc nhập tịch Mỹ" sẽ được cấp quyền công dân, ngay cả khi bố mẹ họ nhập cư vào Mỹ bất hợp pháp.


Theo các nhà sử học, quy định này liên quan mật thiết đến chế độ nô lệ ở Mỹ. Nhiều thập kỷ trước cuộc Nội chiến Mỹ (1861-1865), nhiều bang miền bắc đã bãi bỏ quy định về việc xác định tình trạng nô lệ của một người dựa trên nơi sinh của họ.


New York ban hành một đạo luật vào tháng 7/1799, tuyên bố bất kỳ đứa trẻ nào do một nô lệ sinh ra trong bang này đều được coi là có thân phận tự do. New Jersey, Pennsylvania, Connecticut, Illinois và Rhode Island cũng làm điều tương tự, coi tất cả những người sinh ra trong bang đều có thân phận tự do, không phải nô lệ.


Luật "tự do theo nơi sinh" đã đập tan nền tảng của chế độ nô lệ cha truyền con nối, vốn đã tồn tại từ lâu thông qua quy định nghiệt ngã rằng con cái của những phụ nữ bị bắt làm nô lệ cũng đều bị coi là nô lệ.


Tu chính án thứ 14 của hiến pháp Mỹ được áp dụng theo nguyên tắc nơi sinh (jus soli) chứ không theo nguyên tắc huyết thống (jus sanguinis).


Theo nguyên tắc nơi sinh, quốc tịch của trẻ em được xác định theo nơi sinh của trẻ. Còn nguyên tắc huyết thống quy định quốc tịch của trẻ em được xác định theo quốc tịch của cha mẹ và không tính đến nơi sinh của trẻ.

Tượng nữ thần tự do
Tượng nữ thần tự do

Ban hành sắc lệnh hành pháp để sửa đổi hiến pháp?


Tu chính án thứ 14 có áp dụng cho trẻ có cha mẹ nhập cảnh vào Mỹ trái phép không? Thẩm phán Jim Ho khẳng định rằng có. Ông giải thích: "Tất cả người nước ngoài, trừ nhà ngoại giao, đều thuộc phạm vi điều chỉnh của luật pháp Mỹ".


Ngay cả luật liên bang cũng xác định công dân Mỹ bao gồm trẻ sinh ra tại Mỹ và thuộc quyền tài phán của Mỹ.


Về nội dung, tuyên bố ban hành sắc lệnh không cấp quốc tịch cho trẻ sinh ra ở Mỹ của ông Trump trái với tu chính án thứ 14.


Về hình thức, muốn sửa đổi hiến pháp phải thực hiện một quy trình đặc biệt được Quốc hội phê chuẩn chứ không phải ban hành sắc lệnh hành pháp là sửa đổi được, chưa kể cơ hội để Quốc hội sửa đổi hiến pháp xem như bằng không.


Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan thừa nhận tổng thống không thể ban hành sắc lệnh để sửa đổi hiến pháp (theo kiểu như ông Trump đã nói). Dù vậy, ông khẳng định Đảng Cộng hòa sẵn sàng kiên trì kiến nghị đến Tòa án Tối cao để tòa phán quyết không áp dụng tu chính án thứ 14 đối với các đối tượng cư trú trái phép tại Mỹ.


Tuy nhiên, Tòa án Tối cao Mỹ không bao giờ phán quyết về một vấn đề cụ thể. Các thẩm phán nếu có viện dẫn tu chính án thứ 14 cũng chỉ để nói đến tính chất phổ quát của điều luật sửa đổi này mà thôi.


Vả lại nếu ông Trump ban hành sắc lệnh như thế, sắc lệnh cũng chỉ có giá trị tạm thời vì tổng thống kế tiếp có thể hủy bỏ sắc lệnh của ông.


Hy vọng thông tin trên giúp bạn có thêm thông tin bổ ích về luật pháp cũng như văn hóa của nước Mỹ.


Để có cơ hội sở hữu hộ chiếu Mỹ cũng như trở thành công dân Mỹ, nhà đầu tư có thể đăng ký tham gia chương trình định cư Mỹ diện EB-5.


Visa EB5 là chương trình đầu tư lấy Thẻ Xanh Hoa Kỳ được thiết lập vào năm 1990 theo diện định cư dựa trên việc làm. Chương trình này cho phép một nhà đầu tư cùng với gia đình được cấp Thẻ Xanh để định cư tại Hoa Kỳ.


Chương trình Đầu tư Nhập cư EB-5 nhằm mục đích kích thích nền kinh tế Hoa Kỳ thông qua tạo việc làm và đầu tư vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo các yêu cầu chính sách mới nhất đối với EB-5, các nhà đầu tư nước ngoài (và vợ/chồng và con chưa lập gia đình dưới 21 tuổi của họ) đầu tư USD 800,000 vào một dự án kinh doanh tại Hoa Kỳ tạo ra 10 việc làm tại Hoa Kỳ đủ điều kiện để đăng ký Thẻ xanh (thường trú nhân).

Vui lòng liên hệ với Globevisa để được tư vấn 1-1 chi tiết và chuyên sâu nhất về các chương trình đầu tư định cư Mỹ diện EB5 cũng như chương trình định cư các nước trên thế giới.


303 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page